Phân cấp đồ công nghệ cũ: Thế nào là like new, hàng fake, hàng dựng, hãng cũ và trả bảo hành?

Đăng bởi Tiên Tiên vào lúc 27/12/2021

Thị trường đồ công nghệ cũ cũng đa dạng và sôi động không kém thị trường đồ công nghệ đập hộp. Lý do là không phải ai cũng đủ tiền để đập hộp một sản phẩm công nghệ mới, nhưng vẫn muốn trải nghiệm tính năng của các sản phẩm xịn. Từ smartphone, máy ảnh kỹ thuật số, máy chơi game cho đến máy tính bảng, laptop, Macbook… đều có những phân dòng máy đã qua sử dụng từ mới đến cũ cho người dùng lựa chọn. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các dòng sản phẩm trong thị trường công nghệ cũ bao gồm:

  • Sản phẩm cũ
  • Sản phẩm dựng
  • Sản phẩm like new
  • Sản phẩm trả bảo hành
  • Hàng fake

1. Các sản phẩm công nghệ cũ

Hàng công nghệ cũ hiểu đơn giản là các sản phẩm đã và đang được sử dụng trong một khoảng thời gian. Dòng sản phẩm này rất phổ biến, giá thấp hơn nhiều so với hàng new. Hình thức và tính năng sản phẩm còn giữ được nguyên vẹn và có thể sử dụng được.

Các sản phẩm công nghệ cũ thường được mua đi bán lại. Có thể do các cửa hàng điện tử thu mua lại, nâng cấp hoặc lên đời rồi bán cho người có nhu cầu. Hoặc nếu máy còn dùng tốt, người chủ cũ sẽ tự đăng bán lại. 

Nếu bạn chỉ có một khoản tiền nho nhỏ thì nên mua được hàng cũ. Nhưng cả hình thức và chất lượng đều sẽ xuống cấp đáng kể. Tất nhiên tiền ít thì không thể đòi hỏi sản phẩm tốt được. Nhưng nếu may mắn bạn vẫn mua được sản phẩm còn khá ngon và việc dùng lâu dài không thành vấn đề.

Để biết được sản phẩm này có phải hàng cũ hay không bạn có thể kiểm tra thời hạn bảo hành, nguồn gốc xuất xứ trên tem, kiểm tra thông tin bài viết mô tả. Ngoài ra dùng mắt thường cũng có thể phân biệt được các sản phẩm công nghệ cũ. Các máy đã qua sử dụng thường có các vết trầy vỏ, bàn phím bị mờ, các góc bị xước thậm chí là vỏ bị móp méo.

Tóm lại để nhận ra hàng cũ thì không quá phức tạp. Khi mua các sản phẩm này bạn nên cân nhắc lợi và hại để không bị mua hớ.

2. Các sản phẩm công nghệ có mác “like new”

“Like new” nghĩa là như mới. Và đúng như nghĩa đen của từ like new các sản phẩm này là hàng cũ nhưng gần như mới nguyên. Thường do khách hàng mua về dùng thử 1-2 ngày hoặc 1 tuần và cảm thấy không ưng ý. Sau đó họ bán đi để lấy tiền dùng cho việc khác. Vì đã qua sử dụng nên hàng like new vẫn tính vào thị trường đồ công nghệ cũ. Nhưng các sản phẩm này chưa qua sửa chữa, tháo lắp hay bóc máy.

Nói tóm lại hàng gần như mới 100% với thời gian bảo hành dài hạn. Nhưng vì đã qua sử dụng nên giá sẽ mềm hơn so với hàng đập hộp

3. Các sản phẩm công nghệ “hành dựng”

Hàng dựng là một dòng sản phẩm phức tạp trong thị trường máy cũ. Có rất nhiều thông tin về các sản phẩm này. Một cách đơn giản nhất bạn có thể tham khảo cách phân chia như sau: Hàng dựng là hàng:

  • Máy vẫn còn đẹp, nguyên bản và chưa bị thay phụ kiện, chưa bị tháo lắp
  • Chỉ cần lau chùi vệ sinh là hàng lại sáng bóng như mới
  • Các phụ kiện quan trọng còn nguyên, cùng lắm là thay vỏ, phím…
  • Những máy chỉ còn main, những phụ kiện khác bị thay gần hết
  • Hàng đã thay gần hết, chỉ giữ mỗi vỏ (vỏ này ruột kia)

Phân biệt hàng dựng khá là khó. Người mua phải có kinh nghiệm và test máy cẩn thận mới có thể nhận ra. Nếu người bán có tâm họ cũng sẽ chia sẻ thông tin về sản phẩm.

Hai phân loại cuối của hàng dựng khá khó để nhận ra vì khi được tân trang lại thì người dùng thường dễ bị đánh lừa. Cách để tránh mua phải hàng dởm là chọn những cửa hàng lớn, có uy tín và địa chỉ rõ ràng. Hãy để ý đến ý kiến đánh giá của khách hàng cũ hoặc tham khảo người thân, bạn bè về kinh nghiệm mua đồ công nghệ cũ trước khi chọn mua

4. Các sản phẩm công nghệ fake

Có rất nhiều kiểu hàng fake nhưng hàng công nghệ fake thì cực kỳ phổ biến. Hàng fake nghĩa là hàng giả, hàng nhái (hay hàng Trung Quốc) nhái lại các thương hiệu lớn như smartphone, đồng hồ thông minh, tai nghe, sạc dự phòng…

Tất nhiên bạn không nên mua những sản phẩm fake vì chất lượng thấp, không có xuất xứ rõ ràng đồng nghĩa với chế độ bảo hành dởm. Nếu bạn ham rẻ mua đồ fake thì sớm muộn cũng mất tiền oan.

Nếu máy hỏng đi sửa vừa mất tiền mà vừa không thể bán lại. Vì chẳng ai dại đi mua hàng fake cũ. Rất nhiều người rơi vào bẫy hàng fake vì vẻ ngoài đẹp mà lại rất rẻ. Chính vì vậy bạn cần cực kỳ tỉnh táo khi mua hàng nhé!

5. Các sản phẩm công nghệ trả bảo hành

Đúng như cái tên của nó, dòng này là những sản phẩm gặp lỗi trong quá trình sử dụng và người dùng mang tới trả lại. Sau đó cửa hàng sẽ gửi lại cho nhà sản xuất để sửa chữa, thay linh kiện và hoàn trả lại cho người dùng. Nếu người dùng được đổi sản phẩm khác thì những sản phẩm đã được bảo hành xong sẽ được đặt vào kệ riêng để bán.

Về cơ bản những sản phẩm này là hàng tốt, chính hãng được bảo hành. Nhược điểm duy nhất là thời gian bảo hành không dài như hàng mới vì phải trừ đi thời gian được gửi về bảo hành tại nhà sản xuất.

Trên đây là 5 dòng sản phẩm công nghệ cũ thường gặp trên thị trường. Điều quan trọng là bạn chọn được cửa hàng có uy tín và dịch vụ hậu mãi tốt để mua hàng cũ mà vẫn yên tâm.

Theo dõi Surface Hà Nội để cập nhật tin công nghệ mới nhất!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Danh mục