Bỏ ngay những thói quen xấu khi dùng máy tính

Đăng bởi Tiên Tiên vào lúc 31/12/2021

 

Máy tính là thiết bị dân văn phòng và các bạn trẻ tiếp xúc rất nhiều. Vì sử dụng hàng ngày nên đôi khi chúng ta có những thói quen sử dụng máy không tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới năng suất máy, bảo mật dữ liệu và thậm chí là cả túi tiền của bạn. Vì vậy hãy cùng Surface Hà Nội tìm hiểu những thói quen đó là gì và sửa ngay nhé!

1. Không xoá ổ cứng máy tính cũ

Việc không xử lý máy tính cũ cẩn thận sẽ khiến bạn dễ bị mất dữ liệu. Sau khi bán hoặc tặng máy cũ cho người khác, những người đó có thể truy cập vào dữ liệu hoặc thông tin của bạn. Cho dù có là người mình tin tưởng thì đôi khi sẽ có những tình huống bất ngờ. Nên tốt nhất là hãy xử lý máy tính cũ sạch sẽ trước khi bán hoặc cho.

Đặc biệt chú ý tới những dữ liệu, thông tin quan trọng như mật khẩu, tài khoản hoặc thông số của công ty…

2. Sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản

Mật khẩu là một chủ đề rất nhạy cảm. Nhiều người vì dùng nhiều tài khoản lại ngại lưu lại nên quyết định dùng một mật khẩu duy nhất cho nhiều tài khoản khác nhau. Như vậy việc đăng nhập sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên việc này lại khá nguy hiểm vì những vụ tấn công và xâm nhập qua mạng được thực hiện chủ yếu thông qua mật khẩu. 

Tuỳ vào mức độ quan trọng của tài khoản mà có cách đặt mật khẩu khác nhau. Mật khẩu mạnh cho tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mua sắm online, mật khẩu có độ bảo mật trung bình cho email, web, mạng xã hội và một kiểu mật khẩu đơn giản mở điện thoại hoặc các trang tin tức.

3. Chạy quá nhiều chương trình trên máy cùng lúc

Khi phải làm quá nhiều việc một lúc bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, máy tính cũng vậy. Khi bạn khởi động quá nhiều chương trình trên máy cùng lúc máy sẽ bị chậm lại, tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng CPU và RAM.

Dấu hiệu dễ nhận thấy là máy sẽ bị đơ, lag hoặc bị đóng băng buộc phải reboot. Máy chạy chậm vừa giảm hiệu suất làm việc vừa khiến bạn bối rối không biết nên làm gì với máy. Vì vậy để đạt được hiệu suất tốt nhất bạn không nên chạy quá nhiều chương trình hay mở nhiều tab cùng lúc.

4. Không xoá ứng dụng hoặc plugin không dùng tới

Máy tính được dọn dẹp và làm sạch thường xuyên sẽ chạy nhanh và bền hơn một máy tính chứa nhiều file lộn xộn. Khi làm việc đôi khi chúng ta phải tải ứng dụng và cài các tiện ích của bên thứ ba. Sau một thời gian những ứng dụng và tiện ích đó có thể “im lặng” chạy trên máy mà bạn không hề biết. Vậy là bạn tốn tài nguyên máy cho những thứ không cần thiết.

Việc xoá những ứng dụng và tiện ích này sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên máy cũng như giải phóng không gian ổ đĩa, giúp máy chạy nhanh hơn

5. Vừa ăn vừa sử dụng máy tính

Nhiều người thường có thói quen vừa dùng máy tính vừa ăn uống. Điều này sẽ tiện cho quá trình làm việc của bạn nhưng lại là một thói quen không tốt chút nào. Đầu tiên đó là vấn đề vệ sinh. Bàn phím máy tính chứa nhiều vi khuẩn. Và khi bạn vừa ăn vừa dùng máy thì bạn có nguy cơ gặp vấn đề sức khoẻ từ chính thói quen đó của mình

Thứ hai, khi ăn uống bạn có thể làm hỏng máy khi đổ nước hoặc cà phê lên bàn phím. Nhiều máy tính khá nhạy với nước vậy nên tốt nhất là không nên ăn uống khi dùng máy. Nếu có thì cần dùng rất cẩn thận để tránh mất tiền oan. 

6. Không sao lưu tài liệu

Việc sao lưu dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Máy tính là nơi chứa rất nhiều tài liệu và dữ liệu, nhưng những thiết bị này lại không đảm bảo đủ an toàn cho dữ liệu của bạn. Một sự cố bất ngờ có thể khiến bạn mất hết dữ liệu mà không cách nào khôi phục lại được. Vì vậy hãy chủ động sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng vào ổ cứng ngoài hoặc lưu trữ đám mây.

7. Sử dụng máy tính liên tục

Thói quen này gây hại cả cho máy lẫn sức khoẻ của bạn. Để đảm bảo sức khoẻ cũng như năng suất công việc bạn nên có thời gian để nghỉ ngơi. 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhìn chằm chằm vào máy tính nhiều giờ có thể khiến bạn mỏi mắt, lưu thông máu không tốt, ảnh hưởng tới cột sống và xương cổ. Nghiêm trọng hơn việc duy trì làm việc với máy tính sẽ dẫn tới căng thẳng, giảm nhận thức và ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần (mental health)

8. Không bao giờ khởi động lại máy tính

Khởi động lại máy tính là cách cứu cánh hiệu quả khi máy có dấu hiệu đơ hoặc chậm. Khởi động lại hoặc tắt máy một lúc sẽ giúp máy tránh tình trạng quá tải hoặc CPU quá nóng.

Sau khi làm việc bạn nên tắt máy để máy nghỉ chứ không nên chỉ gập máy lại hoặc chuyển sang chế độ sleep. 

Trên đây là 8 thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả bạn và máy tính. Giờ bạn đã biết những điều này, hãy thay đổi ngay nhé!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Danh mục